Kế toán quản trị tiến hóa tại Việt Nam

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Kế toán quản trị tiến hóa tại Việt Nam

Trong vòng 15 năm trở lại đây, thuật ngữ Kế Toán Quản Trị đã thu hút được sự chú ý của đại đa số các doanh nghiệp.Việt Nam nước ta nằm một trong số đó, các doanh nghiệp đã bước đầu đưa nhân viên đi học kế toán quản trị, vận dụng và xây dựng cho mình những bộ máy riêng biệt. Đánh dấu cho sự chuyển biến mới của nền kinh tế nước nhà, điển hình là:

Luật Kế Toán Việt Nam được Quốc khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã quy định về Kế Toán Quản Trị ở các đơn vị như sau: Kế Toán Quản Trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản 4). Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại ở góc độ nhìn nhận và xem xét, chưa có một quyết định cụ thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát. Do đó việc hiểu và vận dụng KTQT ở các DN Việt Nam còn rất mơ hồ.



Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông tư hướng dẫn về thực hiện KTQT tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện KTQT. Nhưng bấy giờ Kế Toán Quản Trị vẫn mò mẫm lối đi và chưa có một tổ chức hay doanh nghiệp nào chuyên môn hoá về Kế Toán Quản Trị.

Hình thái ban đầu của Kế Toán Quản Trị vào Việt Nam là hệ thống lập kế hoạch (dự toán ngân sách) và quản trị chi phí. Về cơ bản, phương pháp lập kế hoạch được phân làm 2 cách:

- Thứ 1: Lập kế hoạch dự trên sự tăng trưởng. Các doanh nghiệp thường dựa trên sự phát triển của công ty và các số liệu quá khứ (tốc độ tăng trưởng của doanh thu, mức độ gia tăng chi phí) từ đó ước lượng kế hoạch thực hiện cho tương lai. Phương pháp này thường được vận dụng khá phổ biến hiện nay. Các doanh nghiệp hoạt động trong khối sản xuất thường vận dụng theo phương pháp này.

- Thứ 2: Dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường dựa vào mục tiêu tăng trưởng của mình trong thời gian tới và đề ra kế hoạch hành động sao cho thực hiện được mục tiêu đó. Các doanh nghiệp hoạt động trong khối dịch vụ thường vận dụng theo phương pháp này.

Ngoài ra, rất ít doanh nghiệp chú trọng đến việc đào tạo kế toán quản trị và lập kế hoạch kết hợp giữa hai phương pháp trên do sự phức tạp trong khâu lượng hoá số liệu kế hoạch và hạ tầng thông tin chưa đáp ứng được.

Hệ thống quản trị và kiểm soát chi phí cũng được hình thành theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, theo cùng với hệ thống lập kế hoạch (dự toán). Tuy nhiên, việc kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở một vài khoản mục chi phí phát sinh tương đối lớn và chiếm tỉ trọng cao như: chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển, lương… (trong chi phí bán hàng) ; chi phí tiếp khách, đào tạo,…(trong chi phí quản lý doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc quản lý chi phí ở khâu sản xuất (đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất) cũng được tổ chức chặt chẽ nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Qua quá trình phát triển gần 30 năm, Kế Toán Quản Trị tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Kế Toán Quản Trị vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.


Những năm gần đây, các doanh nghiệp dần ý thức được kiến thức quan trọng trong Kế Toán Quản Trị, ra sức củng cố và đào tạo nhân viên tại các trung tâm để lấy chứng chỉ CMA (Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ). Vậy vấn đề được đặt ra là học kế toán quản trị ở đâu mới chất lượng? Và để trả lời cho câu hỏi đó, một trong số các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp ra đời được các doanh nghiệp tin tưởng là Smart Train.
Chia sẻ bài viết này
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2014 Trung Tâm Đào Tạo Smart Train
Designed by Smart Train
Posts RSSComments RSS
Lên đầu trang