Câu hỏi mà bất kỳ một người làm kế toán nào cũng từng và đang tìm kiếm: “làm sao để trở thành một Kế Toán Quản Trị giỏi?”.
Câu trả lời đơn giản: giỏi kế toán và giỏi quản trị, nhưng không đơn thuần là vậy…
Muốn giỏi kế toán thì tất nhiên phải thêm một lần đau nữa – phải học…
Muốn giỏi quản trị thì phải thực thi tinh thần làm chủ. Đặt mình vào giới
quản trị và tìm hiểu xem họ muốn điều gì…
Một trong các chứng chỉ đào tạo Kế Toán Quản Trị mà mình thấy cần thiết
nhất đó là học CMA - Kế Toán Quản Trị
Hoa Kỳ (Certified Management Accountant).
Không phải ai cũng có điều kiện để học trung tâm nhưng tinh thần tự học
cao thì thật đáng quý. Các bạn có thể mua sách về tìm hiểu. Song song đó các bạn
phải có vốn từ ngữ tiếng anh chuyên ngành nhất định để đọc và hiểu nó. Vậy nếu
như tiếng anh khiêm tốn thì phải làm sao? Câu trả lời duy nhất chỉ có một đó là
cũng phải học. Vừa học nghề, vừa học tiếng, học đi đôi với hành chẳng phải tốt
quá sao. Cái gì cũng có cái giá của nó cả.
Chúng ta quay lại tiếp tục trả lời cho câu hỏi đầu bài, Kế Toán Quản Trị
là giỏi kế toán, giỏi quản trị nhưng không đơn thuần là vậy…
1: “Số đè”
Dân Kế “chính thống” thì chính xác tuyệt đối là thế mạnh nhưng với Kế
Toán Quản Trị thì có thể là một điểm trừ. Khi Kế Toán Tài Chính hoạch toán 2 triệu
đồng, họ sẽ lôi hết hoá đơn chứng từ và kiểm trả cho tới khớp 1 đồng cuối cùng.
Còn Kế Toán Quản Trị thuyết minh về 100 tỷ đồng thì họ chỉ vắn tắt về 99 tỷ,
còn 1 tỷ kia thì…chuyện nhỏ. Kế Toán Quản Trị phải “thoáng” hơn nhiều so với
dân Kế truyền thống.
2: Luỵ tình
À nhầm, luỵ vì tính. Bạn thân với dân Kế là Exel. Dán mặt đa số thời
gian vào màn hình máy tính, cạch cạch trên các bảng tính Exel. Về Kế Toán Quản
Trị, ngoài việc đó bạn còn phải hướng ngoại tương tác sản phẩm, thương hiệu,
khách hàng nội bộ, người tiêu dùng…địa đối thủ, me thị trường tài chính.
3: Kỷ luật hơn quân đội
“Đầu đội chính sách, vai mang chứng
từ”, thông tư nghị định, mệnh lệnh chủ trương..vác đầy mình. Và tất nhiên không
thể sống “ngoài vòng pháp luật”, nhưng hãy phát huy sự nhạy bén, linh hoạt và đặc
biệt ngon lành hơn là thêm 1 chút máu liều ăn nhiều sẵn sàng chấp nhận rủi ro
có tính toán. Kế Toán Quản Trị giỏi ngoài khả năng “lạch luật” còn có thể edit
luật chơi, bổ sung hoặc thậm chí…bãi bỏ nó nếu cần thiết. Hiệu quả mới là quan
trong nhất!
4: Tiêu cực
Ngoài chiêu thức lừng danh “prudence concept” hay “subtance over form”,
thì dân Kế chúng ta nhìn đời & đồng sự bằng cặp kiến đen, nhìn cơ hội ra rủi
ro, ngon lành thành khó xơi, nghiêm trọng hoá vấn đề blad blad…như vậy sẽ làm cản
trở tiềm năng phát triển của công ty và con đường thăng tiến của mình.
5: Nói chuyện thì phải nhìn số
Tin vào các con số một cách cuồng quá và mù quáng thì chỉ có thể là KTQT nửa mùa. Những câu chuyện bên trong
và đằng sau các con số, môi trường hoàn cảnh, chất lượng, độ tin cậy, yếu tố
con người… đi cùng với các con số đó mới là chìa khóa của thành công.
6: Thiện, tà hay ác?
Có nhiều loại kế, trong đó kế tự ti và kế nhu nhược kể cũng nhiều,
trong khi kế bảo thủ hay kế to mồm lại càng không hiếm. Đáng ngại nhất là những
kế công tư bất minh, tạo bè lập phái, mềm nắn rắn buông. Làm Kế Toán Quản Trị
điểm mấu chốt là khách quan và chính trực, cho nên dù bạn đóng vai thiện, ác
hay tà đều nhầm vai hết.
7: Độc cô cầu bại bất đắc dĩ
Hiện tượng Kế Toán Quản Trị làm trùm xóm vắng, vua xứ mù cũng không phải
hiếm. Mọi thông tin là Kế Toán Quản Trị đưa, phân tích đánh giá là Kế Toán Quản
Trị làm, ra quyết định dựa trên các chỉ số tài chính (cũng là Kế Toán Quản Trị
tính toán)… không rủi ro mới lạ.
Làm công tác KTQT, một trong những ưu tiên hàng đầu là nâng cao kiến thức
và năng lực quản trị tài chính của đội ngũ quản lý, biến họ thành những “đối thủ”
xứng tầm: vừa nhàn cho bản thân, vừa lợi cho đối tác lại vừa an toàn hiệu quả
cho doanh nghiệp.
8: Ngập lụt kịch bản
Quản trị thích gì nhất ở kế toán? Số liệu và kịch bản. Càng nhiều càng
tốt. Thay vì tập trung vào một vài phương án tốt nhất, thực tế và khả thi nhất
thì anh cứ yêu cầu hết option này sang scenario khác, còn chị thì tằng tằng tằng
đẻ kịch bản. Để làm gì?!
9: “Đó thấy chưa…”
Suy cho cũng thì doanh nghiệp không cần Kế Toán Quản Trị làm…thầy bói.
10: Kế Toán Tài Chính
Kế Toán Quản Trị hướng mặt lên trời nhiều hơn nên sẽ chóng quên Kế Toán
Tài Chính từng là đồng đội của mình, sẽ chẳng là gì nếu không có hậu phương vững
chắc.
Qua trên, học kế toán quản trị
không là chưa đủ, mà còn phải tự trang bị kiến thức bên ngoài cũng như tinh tế
rút kinh nghiệm riêng cho bản thân mình.
0 nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.