Xây dựng mô hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Xây dựng mô hình kế toán quản trị cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

Dựa trên mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng như các mô hình kế toán quản trị đã ứng dụng ở các doanh nghiệp trên thế giới. 

Chúng ta xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:


Điều này cho thấy việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị như là một một phân hệ trong cùng hệ thống kế toán doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán được toàn diện và hiệu quả hơn. 

Bộ máy kế toán của doanh nghiệp sẽ bao gồm hai bộ phận là: 
Kế toán quản trị và kế toán tài chính. Khi đó, thông tin kế toán sẽ được xử lý như sau:

Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền: 
Kế toán tài chính sẽ căn cứ vào các chứng từ thu, chi để ghi nhận vào tài khoản vốn bằng tiền và các tài khoản có liên quan. Cuối kỳ, kết sổ các tài khoản và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Song song với quá trình này, thì bộ phận kế toán quản trị ghi nhận nghiệp vụ thu, chi tiền vào các tài khoản tương xứng của hệ thống tài khoản kế toán quản trị theo từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm, để đối chiếu, kiểm soát tình hình thực hiện dự toán tiền của từng trung tâm trách nhiệm và làm cơ sở cho dự toán kỳ sau.

Đối với các nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh: 
Kế toán tài chính sẽ căn cứ vào các chứng từ gốc của doanh thu và phân bổ chi phí để ghi nhận vào các tài khoản tương ứng. Cuối kỳ, kết chuyển các tài khoản chi phí và doanh thu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để lập báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh. Song song với quá trình này,  kế toán quản trị sẽ khai thác số liệu này sâu hơn bằng cách ghi chép chi tiết theo từng yếu tố chi phí ứng với trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận để phân tích tình hình thực hiện dự toán của từng trung tâm trách nhiệm, đồng thời lập các báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đãm phí cho từng bộ phận, từng trung tâm lợi nhuận để đánh giá mức độ đóng góp của từng trung tâm trong việc tạo ra lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp, cũng như làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh trong ngắn hạn trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố chi phí – khối lượng – lợi nhuận  (C-V-P).



(Theo TS. Bùi Công Khánh)
Chia sẻ bài viết này
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2014 Trung Tâm Đào Tạo Smart Train
Designed by Smart Train
Posts RSSComments RSS
Lên đầu trang